NGƯỜI KHỔNG LỒ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁ TRỊ CỦA BẰNG SÁNG CHẾ   |  

Myhrvold là cựu trưởng chiến lược gia và cựu quan chức công nghệ tại Micorsoft và đồng thời là nhà sáng lập nên Intellectual Ventures, một công ty mua và đăng ký các bằng sáng chế công nghệ cao.

Bằng sáng chế hiếm khi tạo nên các chủ đề đình đám, thế nhưng điều này lại xảy ra vào tháng 07/2011 khi Nortel Networks Corp., một công ty truyền thông khổng lồ Canada đã giải thể, bán đấu giá danh mục các bằng sáng chế của mình, và đưa ra giá chiến thắng gây sửng sốt với con số 4,5 tỷ US từ nhóm các công ty bao gồm cả Apple Inc. và Microsoft Corp.

Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt về sự trưởng thành của thị trường sở hữu trí tuệ và một bước chuyển mạnh mẽ về chiến lược đối với các công ty công nghệ. Đột nhiên, các công ty này nhận ra rằng bằng sáng chế là tài sản chiến lược đáng giá bạc tỷ.

Hầu hết các ty công nghệ lớn sống theo cách người thắng cuộc chiếm hầu hết thị trường, trong đó bất kỳ công ty nào vươn lên được đến vị trí đó đều có thể phát triển thành một công ty hàng đầu khổng lồ. Đó là cách mà Microsoft đã tới để áp đảo trong lĩnh vực phần mềm, Intel trong mảng vi xử lý, Google trong tìm kiếm web, Oracle trong cơ sở dữ liệu, Amazon.com trong bán lẻ trên web, …

Kết quả là, thế giới công nghệ đã chứng kiến một loạt sự tranh giành điên khùng của các công ty muốn trở thành vua của cả ngành. Vào cuối những năm 1980, cuộc chiến từng là nhằm thống trị lĩnh vực phần mềm bảng tính và xử lý văn bản. Vào cuối những năm 1990, là về thương mại điện tử trên Internet mới nổi. Cuộc vật lộn gần đây nhất   là về các mạng xã hội, cũng đủ kịch tính để viết nên một bộ phim Hollywood.

Trong từng trường hợp, công thức cho sự thành công là mang tới thị trường, với một bước tiến mạnh mẽ, các sản phẩm kết hợp được các tính năng mới. Theo đó, các quyền sở hữu trí tuệ phiền phức đã bị bỏ qua.

Vâng, bản quyền hầu như là bị bắt buộc một cách có ý thức. Bản quyền là một điều gì đó tầm thường để đạt được (chỉ cần viết chữ “c” vào trong một biểu tượng hình tròn), và các công ty phần mềm coi chúng là cần thiết để ngăn chặn tình trạng xâm phạm bản quyền, tình trạng khiến doanh thu bị ảnh hưởng. Còn đối với bằng sáng chế thì đó lại là một chuyện khác. Các kỹ sư phải mất thời gian để xin cấp bằng sáng chế và thậm trí còn mất thêm nhiều thời gian nếu họ thành thật tôn trọng bằng sáng chế của người khác. Do đó các công ty công nghệ thường không thực hiện những điều này.

Khi các hãng công nghệ khổng lồ thương mại hóa ý tưởng được khai mở bởi các công ty nhỏ hơn và đưa các công nghệ riêng này vào sản phẩm mới của mình, thì họ đã xâm phạm bằng sáng chế của người khác. Máy tính cá nhân đảm trách việc xuất bản, xử lý ảnh, quản lý tiền và cả triệu các chức năng khác được thực hiện cùng lúc bởi các sản phẩm được cấp sáng chế của các công ty khác. Cũng tương tự như vậy, điện thoại thông minh thay thế các thiết bị chuyên dụng như các bộ GPS hay đầu đọc mã vạch. Khi chương trình quảng cáo trên TV nói rằng “Có một ứng dụng cho thiết bị đó”, phần “thiết bị đó” đôi khi lại bao gồm trong bằng sáng chế mà người tạo nên ứng dụng đó không sở hữu.

Khi đứng ở vị trí cao nhất, các hãng công nghệ biết họ có vấn đề

 

Cách nhìn nhận không trịnh trọng với bằng sáng chế khiến cho họ dễ bị tổn thương.
Nếu bạn đã kiểm soát đến 90% thị phần, thì danh mục bằng sáng chế không giúp gì nhiều cho bạn. Nhưng các chủ bằng sáng chế ở đâu đó bên ngoài xuất hiện và đòi được trả tiền. Trong tháng 06/2011, Tòa Án Tối cao đã phán quyết rằng Microsoft phải trả 300 triệu USD cho một công ty ở Toronto tên là I4i LP, công ty này cho rằng công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của họ đã bị sử dụng trong Microsoft Word. Tất cả các công ty công nghệ đối mặt với kiểu luận điệu này đều không lấy gì làm vui vẻ.

Những công ty lớn nhất, luôn chào hàng những đổi mới rực rỡ của mình để biện minh cho hàng tỉ USD trong quyền mua bán cổ phiếu họ chi trả ban điều hành của mình, ở vị trí lạc lõng tấn công lại hệ thống bằng sáng chế và công khai chê bai sự đổi mới của các công ty khác. Bằng sáng chế cố gắng tạo ra một sân chơi, thế nhưng điều cuối cùng mà kẻ có thế lực lớn nhất của công ty này muốn đó là một cuộc chiến công bằng. Sau khi thành công trong việc đánh cắp sáng chế của người khác. Họ sẽ công khai chỉ trích bất kỳ tác nào giả cả gan dám đòi chia sẻ tiền thu nhập. Tại quốc hội, những nhà vận động hành lang cho mọi công ty chất bán dẫn, phần mềm và dịch vụ internet lớn đã hoạt động trong vòng bảy năm để làm suy yếu dự luật cải cách mà làm trì hoãn việc thông qua dự luật này. (Cả Thượng viện và Hạ viện mới đây đã thông qua một phiên bản của dự luật này; hiện tại họ đang làm việc nhằm nhất trí hai biện pháp của dự luật)

Nhưng thậm trí khi điều này tiếp diễn, càng có nhiều công ty công nghệ bắt đầu nhận ra xét cho cùng bằng sáng chế có thể hữu ích. Năm 2009,   Micron Technology, một hãng sản xuất chíp máy tính lớn, đã chuyển giao 4,500 bằng sáng chế của mình cho một luật sư về sáng chế nổi tiếng với hi vọng vị này có thể kiếm được tiền từ những bằng sáng chế đó.

Và cách đây hai năm, Microsoft đã khởi kiện một số công ty đã sử dụng hệ điều hành máy tính Linux và Android, nền tảng điện thoại di động của Google, tập trung vào cái mà họ coi các sáng chế của họ và đang ẩn khuất trong rất nhiều phần mềm “miễn phí”.

Không đơn giản chỉ là tiền, đó còn là những bước đi chiến lược

 

Apple, phát triển mạnh mẽ với thành công của iPhone nhưng lại lo ngại một cách dễ hiểu là đây có thể nhanh chóng trở thành những ý tưởng nghiên cứu và phát triển khiến các công ty khác trở nên giàu có, mới đây đã khởi kiện HTC Corp., Samsung và các công ty khác. Tháng trước. Apple đã đạt được quyết định sơ bộ của Ủy Ban Thương Mại Quốc tế, nếu quyết định này được thực thi sẽ ngăn cản HTC nhập khẩu điện thoại thông minh vào Hoa Kỳ, và gần như thổi bay khả năng kinh doanh của công ty này tại đây.

Sự tranh giành này và những sự tranh giành khác đã tạo nên đất diễn cho Nortel khi họ bán hơn 6.000 bằng sáng chế và đơn bằng sáng chế bao gồm các đặc điểm của điện thoại di động hiện nay và trong tương lai. Chỉ cách đây 6 tháng, giá bán dự kiến của những bằng và đơn sáng chế này vào khoảng từ 200 đến 400 triệu USD. Google đã đưa ra đề nghị 900 triệu USD cho món hàng này, và điều này đã tạo ra làn sóng bất ngờ cho giới trong ngành. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên với bước đi này của Google; họ chắc hẳn là một trong những nhà phê bình thẳng thắn nhất của hệ thống bằng sáng chế, có lẽ bởi vì họ phải đối mặt với nhiều trách nhiệm bằng sáng chế lớn đang tiềm ẩn. Google có rất ít bằng sáng chế của riêng mình; với danh mục bằng sáng chế của Nortel, họ có thể thay đổi sự cân bằng trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh. Họ có thể dọa kiện lại bất cứ công ty nào tấn công Android, hay họ thậm chí có thể “lấy hẳn một trang trong cuốn sách của Apple” và tiếp tục cuộc chiến.

Đề nghị đấu giá trên đã tạo nên chuyển động chưa từng thấy nhằm chống lại kế hoạch này trong số các bên cùng phe xa lạ. Một liên minh gồm 6 công ty- Microsoft, Apple, RIM, Sony Ericsson Mobile Communications và EMC Corp/Massachusetts đã chiến thắng trong cuộc đấu giá với mức giá là 4,5 tỷ USD. Kết quả này có nghĩa là Google vẫn không có “vũ khí” chiến lược để bù đắp cho trách nhiệm bằng sáng chế của Android, do vậy các vụ kiện sẽ vẫn tiếp tục.

Quan trọng hơn, cuộc bán đấu giá này công nhận một khái niệm là bằng sáng chế sẽ là một công cụ cơ bản trong ngành công nghiệp công nghệ. Bằng sáng chế hầu như xác định thị trường dược phẩm và công nghệ sinh học, và trong tương lai bằng sáng chế sẽ đóng vai trò tương tự trong ngành công nghệ.

Nguồn: http://www.idahostatesman.com/2011/08/24/1769789/tech-giants-discover-the-great.html#ixzz1YMy4gjm5