Các nước thành viên thảo luận về nhãn hiệu phi truyền thống, nâng cao công tác về kiểu dáng công nghiệp   |  

Kết thúc phiên họp thứ 23 của Ủy ban thường trực Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO về Luật Nhãn hiệu, Kiểu dáng Công nghiệp và Chỉ dẫn địa lý, Chủ tịch STC, ông Adil El Maliki, Tổng giám đốc Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Ma-rốc, đã nói “tất cả các đại biểu đều hiểu rõ tầm quan trọng của STC trong việc có khả năng hội tụ luật và thực tiễn về kiểu dáng công nghiệp của các nước thành viên, và STC đã hỗ trợ rất nhiều cho việc giải quyết vấn đề này.”

Tổ chức STC quyết định sẽ đề cập cả các vấn đề về nhãn hiệu và Internet trên các chương trình nghị sự trong phiên họp tiếp theo. Phiên họp tiếp theo dự kiến cân nhắc những khuyến nghị liên quan đến những quy định chung trong việc bảo vệ nhãn hiệu và các quyền sở hữu công nghiệp khác về dấu hiệu, trên mạng Internet, và những bước phát triển gần đây về các vấn đề tên miền trong khuôn khổ Hợp tác về Internet đối với các Tên và Số được Chuyển nhượng (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers – ICANN).

Tổ chức STC cũng đã đạt được những tiến bộ về việc bảo vệ tên của các quốc gia khỏi việc bị đăng ký hoặc sử dụng như là nhãn hiệu, đồng ý lưu hành một bản câu hỏi khảo sát về luật và thực tiễn của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực này nhằm mục đích đạt được cơ sở cho công việc có thể có trong tương lai.

Trước đó trong tuần, các nước thành viên của Hiệp ước về Luật Nhãn hiệu Singapore, một hiệp ước quốc tế thiết lập những tiêu chuẩn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đã thông qua một quyết định quan trọng để xác lập các nguyên tắc thể hiện đối với một số nhãn hiệu phi truyền thống như nhãn ba chiều, hình động, màu sắc, vị trí và âm thanh. Đây là lần đầu tiên một hiệp ước quốc tế đưa ra các tham khảo rõ ràng cho những nhãn hiệu phi truyền thống và đặt ra những quy định về việc thể hiện chúng trong các đơn nhãn hiệu. Đây là một sự thừa nhận rõ ràng rằng đối tượng của các thương hiệu đã và đang vượt ra khỏi những dấu hiệu truyền thống đang được tìm kiếm bảo hộ như là nhãn hiệu.

Phiên họp đầu tiên của nhóm làm việc xem xét lại các Điều 3(4) đến (6) trong Quy chế của Hiệp ước về Luật Nhãn hiệu Singapore ngày 29 tháng 6 năm 2010 đã nhất trí đề xuất với Hội đồng Hiệp ước Singapore, sẽ nhóm họp vào tháng 9 năm 2010, những thay đổi về Quy chế của Hiệp ước Singapore liên quan đến cách thức thể hiện các nhãn 3D, các nhãn nổi, vị trí, chuyển động, màu sắc và âm thanh, cụ thể là việc tuân thủ những quy định bắt buộc liên quan đến những nhãn dạng này. Một khi đã được Hội đồng thông qua, các thay đổi này sẽ đề cập chi tiết đến các nhãn hiệu phi truyền thống đồng thời chỉ ra cách thức thể hiện các nhãn này trong các đơn nhãn hiệu. Trên thực tế số lượng đăng kí nhãn hiệu phi truyền thống vẫn còn khiêm tốn, đây là một dấu hiệu rõ ràng rằng cộng đồng quan tâm sở hữu trí tuệ đang có phản ứng đối với nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp hàng hóa gắn thương hiệu.

Một lượng lớn sự sáng tạo và đầu tư dành cho sự phát triển của thương hiệu và nó đóng vai trò rất quan trọng đối với ngành công nghiệp để có thể đảm bảo sự đầu tư này. Hiệp ước của Singapore đã được thông qua bởi các nước thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO vào ngày 28 tháng 3 năm 2006, thiết lập nên những quy tắc quản lý nhãn hiệu áp dụng cho tất cả các nhãn hiệu, tính đến những lợi thế và tiềm năng của các phương tiện truyền thông điện tử, đồng thời ghi nhận những nhu cầu khác nhau của cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Hiệp ước cũng tạo ra một khuôn khổ pháp lý linh hoạt với một cơ chế tích hợp giúp cho việc đảm bảo rằng khuôn khổ pháp lý vẫn hài hòa với mối quan tâm thiết thực của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như nhu cầu của các nước đang phát triển.

http://www.wipo.int/pressroom/en/articles/2010/article_0024.html