“Chiếm hữu ngay tình” đối với bất động sản   |  

Trả lời: Ông nội của ông H mất năm 1960, tính đến nay đã là 50 năm. Từ đó đến nay, hai người anh họ của ông vẫn ở đây, thực hiện quyền nắm giữ, quản lý ngôi nhà- một loại tài sản mà pháp luật dân sự gọi là “bất động sản”. Dưới góc độ pháp lý, việc hai người anh của ông H “nắm giữ, quản lý ngôi nhà” tức là họ đã thực hiện “quyền chiếm hữu” đối với bất động sản ấy.

Hai người anh họ của ông H không có giấy tờ có giá trị pháp lý của người chủ sở hữu nhà ủy quyền nhưng vẫn thực hiện “quyền chiếm hữu” ngôi nhà (bất động sản) liên tục 60 năm (tức trước và sau khi ông nội họ qua đời). Pháp luật gọi hành vi ấy là “chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình” (Điều 189 Bộ luật Dân sự).

Khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. (Khoản 2 Điều 247: Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó).

Như vậy, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự, ngôi nhà không phải là “tài sản chung”; hai người anh họ của ông H là chủ sở hữu ngôi nhà ấy.

Đối với trường hợp gia tộc ông H (bao gồm cả 2 người chủ sở hữu mới của ngôi nhà theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự) đồng ý phân chia tài sản (ngôi nhà này) cho các con, cháu của người chủ sở hữu cũ (đã mất), Nhà nước không can thiệp, nếu nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận quy định tại Điều 4 Bộ luật Dân sự được những người liên quan tôn trọng: “Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”.

Nguyễn Chấn
Luật gia-Nhà báo
PGĐ Công ty Luật SHTT ALNGUYEN
http://baokinhteht.com.vn/home/20100602040052736_p0_c154/chiem-huu-ngay-tinh-doi-voi-bat-dong-san.htm