Giải quyết nguyện vọng chính đáng của dân: Không có thời hiệu   |  

Trong khi đó, Giấy báo nhận đơn số 254/GBNĐ-THA ngày 5/12/2001 do ông quyền Trưởng Phòng Thi hành án (THA) tỉnh Hòa Bình ký cho biết “đã ủy thác toàn bộ các khoản phải THA (án phí+bồi thường) cho Đội THA huyện Lạc Sơn ngày 25/7/1997”. Xã Kim Tiến quê tôi thuộc vùng miền núi đặc biệt khó khăn. Riêng gia đình tôi, đã nghèo khổ, từ ngày chồng tôi là lao động chính mất đi, càng nghèo khổ cùng cực hơn; bố mẹ già, con nhỏ; bản thân tôi không có công ăn việc làm, nợ tiền vay mai táng cho chồng không thể nào trả nổi vì lo ăn từng bữa chưa xong. Khoản tiền đó hiện nằm ở đâu? Tôi phải làm gì để được nhận số tiền mà tôi được bồi thường theo quy định của pháp luật? Có người bảo tôi rằng việc đã lâu quá rồi không còn thời hiệu khiếu nại nữa, đúng thế không? – Bùi Thị Thanh, xã Kim Tiến, Kim Bôi, Hòa Bình

Ý kiến của chúng tôi

1. “THA là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước” (trích Trang thông tin điện tử về công tác THA dân sự của Bộ Tư pháp).

Chính vì ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt như vậy, mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật THA dân sự có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 thay thế Pháp lệnh về THA dân sự.

2. Việc TAND Tối cao buộc các bị cáo phải bồi thường cho bà 20 triệu đồng – nói theo từ ngữ pháp luật – là “quyết định về dân sự trong bản án, quyết định của Tòa án về hình sự” (mục c, khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh về THA dân sự năm 2004).

Hiến pháp năm 1992 quy định: “Các bản án và quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Như vậy, TAND Tối cao xét xử phúc thẩm vụ án hình sự này có nghĩa là bản án, quyết định của Tòa đã có hiệu lực pháp luật nên phải được các tổ chức và công dân liên quan “nghiêm chỉnh chấp hành”!

3. Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức “đề nghị xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp mình”.

Ngoài ra, Pháp lệnh THA dân sự cũng đã quy định chi tiết về khiếu nại trong THA. Tuy nhiên, bà Thanh chỉ “chưa rõ số tiền mà mình được bồi thường hiện nằm ở đâu?” và “không biết sẽ phải làm gì để nhận được số tiền ấy?” mà chưa có căn cứ về việc làm trái pháp luật của Chấp hành viên THA để có thể “khiếu nại”. Bởi vậy, bà nên gửi đơn đề nghị cơ quan THA giải đáp thắc mắc của mình.

4. Bà Thanh hỏi tiếp: “Có người bảo tôi rằng việc đã lâu quá rồi không còn thời hiệu khiếu nại nữa, đúng thế không?”.

Ai “bảo” bà như thế là không đúng đâu! Nhà nước CHXHCN Việt Nam là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”! Đối với nguyện vọng chính đáng của người dân, nhất là người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, cơ quan Nhà nước càng phải có trách nhiệm xem xét giải quyết đến nơi đến chốn mà không phụ thuộc vào… “thời hiệu”.

Nguyễn Chấn
Luật gia-Nhà báo
PGĐ Công ty Luật SHTT ALNGUYEN

http://thanhtra.com.vn/Default.aspx?tabid=55&newsid=13817

|