Khi đơn khiếu nại có nội dung tố cáo   |  

Sau đó, Cty Kinh doanh nhà lại bán tiếp cho Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Lạng Sơn. UBND tỉnh Lạng Sơn đã cấp giấy chứng nhận (GCN Quyền sử dụng đất cho 2 doanh nghiệp trên. Từ sự vi phạm pháp luật của HTX Rạng Đông và của các cơ quan hành chính Nhà nước địa phương, hơn 16 năm qua, tôi liên tục KN đến các cơ quan có thẩm quyền từ thị xã lên đến tỉnh và T.Ư. Cho đến ngày 31/7/2007, Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước (Trụ sở Tiếp công dân T.Ư) ban hành Công văn 63/HD-TDTW gửi UBND tỉnh Lạng Sơn, hướng dẫn: Đối với vụ việc này, theo quy định của Luật KN, TC thì “thẩm quyền xem xét, chỉ đạo giải quyết thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn”. Căn cứ nội dung công văn này, UBND tỉnh Lạng Sơn có Văn bản số 943/VP-TD giao Thanh tra tỉnh xem xét vụ việc. Sau một năm xem xét, UBND tỉnh ban hành Công văn số 678/UBND-TD ngày 7/8/2008 trả lời tôi rằng: “Thực tế việc ông đòi lại 436 m2 đất đã được cấp GCN quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất… thì việc tranh chấp nêu trên do TAND giải quyết”.

Ý kiến của chúng tôi:

1. Sau hàng năm trời “xem xét”, Thanh tra tỉnh Lạng Sơn mới tham mưu UBND tỉnh trả lời công dân rằng vụ việc “thuộc thẩm quyền của Tòa án” là vô cùng trì trệ, vi phạm nguyên tắc “kịp thời” trong hoạt động thanh tra quy định tại Điều 5, Luật Thanh tra, lại không đúng quy định của pháp luật. Bởi, đây là việc công dân KN với cơ quan hành chính Nhà nước, mà trong đơn KN “vừa có nội dung KN, vừa có nội dung TC”.

Thật vậy, tại Công văn 63/HD-TDTW, Trụ sở Tiếp công dân T.Ư lưu ý: Trình bày của ông Phạm Đăng Trình gồm KN địa phương cưỡng chế thu hồi đất của gia đình không đúng quy định và TC một số nội dung liên quan đến việc HTX Rạng Đông bán đất trong khi HTX chưa giải thể và UBND tỉnh cấp GCN quyền sử dụng đất cho Cty Kinh doanh nhà và Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh tỉnh Lạng Sơn trái quy định của pháp luật.

2. Từ đó, đối với vụ việc này, Trụ sở Tiếp công dân T.Ư khẳng định, “thẩm quyền xem xét, chỉ đạo giải quyết thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn” là có cơ sở. Tại khoản 3 Điều 6, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật KN,TC, nêu rõ: Cơ quan hành chính Nhà nước khi nhận được đơn KN vừa có nội dung KN, vừa có nội dung TC thì “có trách nhiệm xử lý nội dung KN theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều này (đối với đơn KN thuộc thẩm quyền hoặc đơn KN không thuộc thẩm quyền giải quyết); còn nội dung TC thì xử lý theo quy định tại Điều 38 Nghị định này”, cụ thể: Nếu TC thuộc thẩm quyền giải quyết của mình “thì phải thụ lý để giải quyết”; nếu TC không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì “chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn TC hoặc bản ghi lời TC và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết”; Nếu TC hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật KN,TC. Trong trường hợp hành vi bị TC gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân “thì cơ quan nhận được đơn phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn”.

3. Thiết nghĩ UBND tỉnh Lạng Sơn cần thực hiện đúng các quy định nêu trên của pháp luật về KN,TC và hướng dẫn của Trụ sở Tiếp công dân T.Ư, đi đến chấm dứt một vụ khiếu kiện không đến nỗi phức tạp nhưng đã bị kéo dài tới gần 20 năm. Tuy nhiên, cần tôn trọng trước hết là cơ sở pháp lý và thực tế, lịch sử ở từng địa phương.

Nguyễn Chấn
Luật gia-Nhà báo
PGĐ Công ty Luật SHTT ALNGUYEN
http://www.thanhtra.com.vn/Default.aspx?tabid=55&newsid=23905