“Sáng đúng, chiều sai”: Những quyết định “làm khó” dân!   |  

Bà Thắm khiếu nại (KN). Đầu năm 2005, UBND huyện chấp thuận giải quyết một phần KN của bà, cho phép bà Thắm nhận lại hơn 9.000m2 đất. Vẫn không đồng ý, bà Thắm KN đến UBND tỉnh Bình Dương. Giữa năm 2006, UBND tỉnh Bình Dương đã hủy bỏ cả hai quyết định nêu trên của UBND huyện với lý do sai thẩm quyền. Lần này, bà The lại tiếp tục nộp đơn khởi kiện đòi lại đất. Tháng 7/2007, phiên tòa sơ thẩm của TAND huyện đã xử cho bà The thua kiện bởi lẽ bà đã từ bỏ quyền sử dụng đất (QSDĐ) từ năm 1990… Thay vào đó, bà Thắm được QSDĐ theo 2 “giấy đỏ” được cấp.

Bà The kháng cáo. Khi TAND tỉnh Bình Dương chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì bất ngờ UBND tỉnh ra thông báo ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh về vụ tranh chấp nêu trên. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét lại cách xử lý trước đó của tỉnh về việc hủy bỏ các quyết định giải quyết trái thẩm quyền của UBND huyện. Căn cứ vào chỉ đạo này, TAND tỉnh Bình Dương ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.

Ngày 20/6/2008, UBND tỉnh Bình Dương đã ký quyết định mới giải quyết đơn KN của bà The. Khác với quan điểm của chính mình trước đây (cho rằng vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án và thực tế thì TAND huyện Tân Uyên đã xử sơ thẩm), nay UBND tỉnh lại “công nhận đơn KN của bà The”, “giao UBND huyện Tân Uyên thụ lý, giải quyết vụ KN của bà The theo nội dung vụ việc và đúng trình tự, thủ tục quy định”.

Sau đó, UBND huyện Tân Uyên đã ban hành nhiều quyết định giải quyết đối với lô đất của bà Thắm, trong đó có quyết định thu hồi hơn 8.700m2 đất với lý do “đất đang tranh chấp” và một quyết định khác thu hồi phần đất còn lại để “thực hiện dự án khu công nghiệp và đô thị Tân Uyên”.

Ý kiến của chúng tôi

1. Đúng là theo Điều 136 Luật Đất đai 2003, các vụ tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận QSDĐ “thì do TAND giải quyết”.

2. Những quyết định “sáng đúng, chiều sai” của huyện, của tỉnh: Ban đầu “nghiêng” về bà Thắm, sau lại… “ủng hộ” bà The (?) chứng tỏ năng lực yếu kém của một số công chức địa phương trong quản lý đất đai, đã “làm khó” cho người dân.

Sự đúng, sai của những quyết định đó rồi đây sẽ được kết luận mà hậu quả pháp lý của nó là những công chức làm sai sẽ phải bị kỷ luật từ “khiển trách” đến “buộc thôi việc” theo qui định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (Điều 169 đến Điều 176).

Mong rằng, tỉnh Bình Dương xử lý những người sai phạm theo đúng qui định của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, bởi  nếu cơ quan Nhà nước làm sai gây thiệt hại mà thiệt hại ấy chỉ có… người dân phải gánh chịu, thì thật không công bằng!

3. Tòa án sơ thẩm “xử cho bà The thua kiện” vì bà The đã “từ bỏ QSDĐ từ năm 1990”:

Theo qui định của Luật Đất đai, Nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho “người đang sử dụng đất”, chứ “không công nhận” và “không cấp” cho người đã… “từ bỏ” quyền ấy!

Tòa án quyết định “tạm đình chỉ” xét xử phúc thẩm được hiểu là vẫn sẽ có phiên tòa phúc thẩm.

4. Việc UBND huyện Tân Uyên thu hồi của bà Thắm hơn 8.700m2 đất với lý do “đang tranh chấp” cần phải được xem xét lại, vì theo Luật Đất đai, tranh chấp đất được xử lý theo trình tự từ “hòa giải” đến “quyết định giải quyết” của cơ quan có thẩm quyền, chứ không phải ra “quyết định thu hồi đất”. Thật vậy, “đất đang tranh chấp” không nằm trong “danh mục” 12 trường hợp Nhà nước thu hồi đất (qui định tại Điều 38 Luật Đất đai 2003).

Quyết định của UBND huyện thu hồi phần đất còn lại để “thực hiện dự án khu công nghiệp và đô thị Tân Uyên” cần theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật qui định, trong đó có việc bồi thường cho người bị thu hồi đất.

Hy vọng UBND huyện Tân Uyên thi hành đúng và đầy đủ các qui định đó.

Nguyễn Chấn
Luật gia-Nhà báo
PGĐ Công ty Luật SHTT ALNGUYEN

http://www.thanhtra.com.vn/Default.aspx?tabid=55&newsid=17420